Home Kiến thức Mức lương kiểm toán viên và điều kiện để có được mức...

Mức lương kiểm toán viên và điều kiện để có được mức lương mong đợi

8031
mức lương của kiểm toán là bao nhiêu

Mức lương kiểm toán viên là bao nhiêu? Các yếu tố nào quyết định mức lương của kiểm toán viên? Mời bạn tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.

mức lương của kiểm toán là bao nhiêu

1. Kiểm toán là gì?

Khái niệm kiểm toán được dùng để chỉ các công tác liên quan đến việc thu thập, đánh giá, và xác thực các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó, có thể xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin đó đối với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Để tìm hiểu kỹ hơn về kiểm toán và những thông tin cần phải biết, bạn hãy tham khảo bài viết xem thêm dưới đây.

Xem thêm: [Mới] Kiểm toán là gì? Những công việc mà kiểm toán viên phải làm

2. Kiểm toán có đặc điểm gì?

Nhìn chung, kiểm toán có những đặc điểm sau đây:

– Là việc làm thuộc lĩnh vực tài chính.

– Công việc xoay quanh các vấn đề về sổ sách.

– Đảm bảo và xác minh tình hình hoạt động tài chính bằng việc vận dụng các kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức.

3. Các yếu tố ảnh tới mức lương kiểm toán

Mức lương của kiểm toán viên thường bị tác động bởi 4 yếu tố: kinh nghiệm làm việc, địa điểm làm việc, hình thức tổ chức và vị trí công tác. Cụ thể là:

3.1. Mức lương của kiểm toán theo kinh nghiệm làm việc

Lương của kiểm toán viên nhất định sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình làm việc và kinh nghiệm tích lũy. Có thể nói đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng để quyết định xem doanh nghiệp có tuyển dụng ứng viên hay không. Tất nhiên, nếu kinh nghiệm của ứng viên càng sâu dày thì lương sẽ càng cao.

Dưới đây là mức lương ngành kiểm toán dao động theo số lượng năm kinh nghiệm tích lũy:

– Kiểm toán viên mới tốt nghiệp ra trường, chưa có kinh nghiệm sẽ được tuyển dụng với mức từ 5 – 7 triệu đồng /tháng.

– Kiểm toán viên có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm, lương có thể từ 7 – 10 triệu đồng /tháng.

– Kiểm toán viên có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm, lương có thể từ 12 – 15 triệu đồng /tháng.

Hoặc với thâm niên làm việc lên đến 7 – 10 năm thì lương nhận được ở vị trí kiểm toán viên trưởng sẽ là 18 – 20 triệu đồng /tháng.

Hiện bên trên là mức lương của năm 2022, sau các năm thì các bạn có thể nhân với 10% để ra được con số lương sau khi đã tính lạm phát và trượt giá.

3.2. Mức lương của kiểm toán theo vị trí công tác

Vị trí công tác cũng sẽ ảnh hưởng đến mức lương ngành kiểm toán. Đơn giản là cấp bậc càng cao thì lương cũng sẽ cao hơn. Công việc kiểm toán có các cấp bậc như sau: kiểm toán viên độc lập – trợ lý kiểm toán – kiểm toán viên nội bộ – chủ nhiệm kiểm toán.

3.3. Mức lương của kiểm toán theo địa điểm làm việc

Địa điểm làm việc cũng là một trong các yếu tố quyết định mức lương trong ngành kiểm toán. Nếu kiểm toán viên làm ở khu vực trọng điểm kinh tế, phát triển công nghiệp hóa thì mức lương sẽ cao hơn những vùng ngoại thành. Cụ thể, mức lương trong ngành kiểm toán tại Thành phố Hồ Chí Minh là cao nhất cả nước, đứng thứ hai là khu vực Thành phố Hà Nội.

Theo thống kê, mức lương kiểm toán trung bình của các khu vực địa lý như sau:

– Thành phố Hồ Chí Minh: từ 14 – 15 triệu đồng /tháng. Ở các doanh nghiệp lớn hoặc tập đoàn thì thu nhập có thể lên đến 30 triệu đồng /tháng.

– Khu vực Hà Nội: từ 12 triệu đồng /tháng trở lên.

– Khu vực Đà Nẵng: từ 7 triệu đồng /tháng trở lên.

Như vậy, tùy vào các khu vực, địa điểm khác nhau mà mức lương trong ngành kiểm toán sẽ khác nhau. Nhưng cũng tùy vào tính chất công việc mà mức lương người lao động sẽ ảnh hưởng phần nào.

3.4. Mức lương của kiểm toán theo hình thức tổ chức

Công ty càng lớn, tính chất công việc càng nhiều và càng nặng nề thì lương đương nhiên sẽ được trả rất cao.

Nếu thu nhập của một kiểm toán viên ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ dao động từ 9 – 12 triệu đồng /tháng thì với doanh nghiệp lớn, tập đoàn thì lương có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng /tháng.

4. Những câu hỏi thường gặp về nghề kiểm toán viên

mức lương của kiểm toán

4.1. Làm thế nào để cải thiện mức lương ngành kiểm toán?

– Nâng cao trình độ chuyên môn kiểm toán: Nâng cao trình độ, trau dồi kinh nghiệm nhiều sẽ là một lợi thế để cạnh tranh trong ngành.

– Bồi dưỡng khả năng ngoại ngữ: Nếu có trình độ ngoại ngữ tốt, ứng viên đã nắm chắc trong tay tấm vé được làm việc trong những doanh nghiệp lớn đa quốc gia. Ngoài ra, mức lương cho những người sử dụng tốt ngoại ngữ luôn sẽ cao hơn những người khác.

– Lựa chọn doanh nghiệp tốt để làm việc: Nhìn chung, mức lương kiểm toán khá cao trong thị trường tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu lựa chọn được một công việc và vị trí phù hợp với khả năng, bạn sẽ dễ dàng phát triển bản thân hơn, đạt được nhiều thành tựu hơn.

4.2. Kiểm toán nội bộ làm những công việc gì?

Vai trò của kiểm toán nội bộ ngày càng trở nên quan trọng đối với quy trình quản trị của các tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp với các nhiệm vụ sau:

– Cung cấp khả năng quản lý rủi ro, nhận định và đánh giá hiệu quả của các quy trình, hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị công ty và kế toán doanh nghiệp.

– Tư vấn xây dựng quy trình, tư vấn kiểm soát các dự án mới, tư vấn và đánh giá, quản trị rủi ro.

– Đảm bảo quá trình thực hiện các hoạt động kiểm tra để đưa ra những đánh giá khách quan về tính tuân thủ, hiệu quả và hiệu suất kiểm soát.

– Đánh giá nội bộ, báo cáo trực tiếp lên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc về tình hình tài chính và kinh doanh cùng các vấn đề khác của doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp đòi hỏi phải liên tục được kiểm tra, cập nhật và hoàn thiện.

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên đến mức lương kiểm toán viên. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: