Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về việc áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có hiệu lực từ ngày 1/11/2018. Việc áp dụng hóa đơn điện tử được đánh giá là giải pháp giúp doanh nghiệp rút ngắn các thủ tục hành chính và cắt giảm chi phí.
Chi phí về chuyển phát, hóa đơn giấy, mực in hay thời gian chờ đợi phát hành hóa đơn,… đang tạo “cản trở” cho sự phát triển của Doanh Nghiệp. Hóa đơn điện tử cắt giảm được chi phí, tối ưu thời gian, chắc chắn hiệu quả công việc của Doanh nghiệp sẽ tăng lên 1.5 lần. Từ việc chuẩn bị hóa đơn giấy cho đến việc xin cấp phép, chuyển phát hóa đơn cho khách hàng cho đến việc lưu trữ hóa đơn đang tiêu tốn quá nhiều thời gian và chi phí cho Doanh Nghiệp của bạn.
1. Hóa đơn điện tử giúp cắt giảm chi phí cho hoạt động tài chính
Thông thường khi sử dụng hóa đơn giấy, doanh nghiệp tốn chi phí lớn cho việc mua giấy in, mực in hay chi phí chuyển phát hóa đơn cho khách hàng. Thử hỏi, 1 năm Doanh nghiệp của bạn tiêu tốn bao nhiêu tiền bạc và công sức cho hóa đơn giấy?
Trung bình 1 tháng Doanh nghiệp của bạn phát hành 1000 hóa đơn, đối với những doanh nghiệp lớn hay các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nhà hàng, du lịch, điện lực,… con số có thể lên tới 30.000 hóa đơn/1 tháng. Theo thống kê, Chi phí in ấn, chuyển phát, lưu trữ,.. của một hóa đơn giấy truyền thống là 18.000đ/hóa đơn, trong khi đó nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra 500đ/hóa đơn. Như vậy, so với hóa đơn giấy, Doanh nghiệp tiết kiệm đến 80% chi phí khi sử dụng hóa đơn điện tử. Thậm chí, Doanh nghiệp lớn có thể tiết kiệm hàng chục tỷ đồng/năm.
Nếu sử dụng hóa đơn giấy, DN phải tốn chi phí giấy in, mực in, chi phí chuyển hóa đơn cho khách hàng đối với trường hợp khách hàng ở xa, người bán phải chuyển phát nhanh hoặc gửi bưu điện hóa đơn trả khách hàng; đặc biệt giảm chi phí lưu trữ hóa đơn. Ngành thuế cũng chưa có hướng dẫn thời hạn lưu chứng từ (chẳng hạn loại chứng từ nào lưu 5 năm, loại nào lưu 10 năm…) dẫn đến tình trạng DN phải lưu kho chất đống chứng từ, thậm chí cả “cùi” giấy gửi xe 2.000 đồng/chiếc đã lưu 5 đến 7 năm qua mà không dám hủy. Lưu trữ hóa đơn dễ dàng, Giảm chi phí các tranh chấp liên quan đến hóa đơn, Chống làm giả hóa đơn.
Sử dụng hóa đơn điện tử có thể giúp DN tiết kiệm chi phí chuyển phát nhanh cho đối tác; tiết kiệm nhân lực và thời gian ký hóa đơn. Điều này rất quan trọng, vì khi lãnh đạo không phải mất thời gian ký hóa đơn, có thể dành thời gian để chỉ đạo hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhân viên phụ trách không còn phải tốn quá nhiều thời gian để lưu trữ, bảo quản hóa đơn, như vậy có thể tiết kiệm được nhân công, hoặc có thể bố trí, sắp xếp nhân viên làm việc khác để nâng cao hiệu quả công việc.
Bạn cũng có thể đăng ký để nhận miễn phí nhiều tài liệu hữu ích và thông tin mới nhất về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY
2. Hóa đơn điện tử khắc phục và hạn chế rủi ro: bị rách, mất mát, làm giả
Sử dụng hóa đơn điện tử giúp Doanh nghiệp khắc phục và hạn chế được những rủi ro thường gặp như: bị rách, nát, mất mát khi giao nhận, tránh trường hợp bị làm giả hoá đơn. Doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với các khoản phạt về hoá đơn và thuế. Bên cạnh đó, người mua cũng sẽ hạn chế được các trường hợp hoá đơn giả, hoá đơn bất hợp pháp và giúp cho công việc đối chiếu hoá đơn khi cần thiết được nhanh hơn, minh bạch và hiệu quả hơn từ đó tăng cường tính giám sát khi sử dụng hoá đơn của các Doanh nghiệp với nhau.
3. Giảm thời gian phát hành hóa đơn
Ngoài việc cắt giảm chi phí cho hoạt động tài chính, hóa đơn điện tử giúp Doanh nghiệp giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế so hóa đơn giấy, thủ tục đăng ký mẫu hóa đơn khá rườm rà. Mọi thao tác và quy trình phát hành hóa đơn giờ đây dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. Theo đó, Doanh nghiệp bạn chỉ cần thông báo qua mạng gửi đến cơ quan thuế về việc sử dụng hóa đơn điện tử và được sử dụng ngay sau khi thông báo được chấp nhận.
Cắt giảm các thủ tục như đăng ký mẫu hóa đơn điện tử, dễ dàng tìm kiếm hóa đơn và lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn do phần mềm tạo hóa đơn điện tử cho phép xác định số lượng hóa đơn điện tử sử dụng. Đây chính là khác biệt lớn so với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giấy “lạc hậu”, thay cho việc Doanh nghiệp phải gửi mẫu hóa đơn và hàng quý phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến cơ quan thuế. Việc sử dụng hóa đơn điện tử cũng giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian lập tờ khai thuế giá trị gia tăng vì phần mềm tạo hóa đơn tự động kết chuyển số liệu vào tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA giúp Doanh nghiệp cắt giảm được chi phí, tối ưu thời gian, đáp ứng đúng các tiêu chí Doanh nghiệp đặt ra về hóa đơn điện tử. MISA meInvoice được kết nối trực tiếp với phần mềm kế toán giúp doanh nghiệp xuất hóa đơn ngay trên phần mềm kế toán và hoạch toán doanh thu, Chủ động tự thiết kế các mẫu hóa đơn theo nhu cầu, Tự động lập tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn để khai thuế qua mạng và tra cứu hóa đơn đã phát hành bất cứ lúc nào qua mobile, đảm bảo lưu trữ hóa đơn an toàn trong 10 năm. Đặc biệt, đây là Phần mềm hóa đơn điện tử duy nhất ở Việt nam ứng dụng công nghệ Blockchain chống giả mạo hóa đơn.
Chọn phần mềm hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy là giải pháp hoàn hảo cho Doanh nghiệp trong thời kì 4.0, giải quyết bài toán về chi phí và thời gian phát hành hóa đơn.
Doanh nghiệp nhận ưu đãi & dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng