Theo Thông tư 68/2019/TT-BTC, đơn vị sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có trách nhiệm chuyển dữ liệu HĐĐT đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng
>> 4 Tính năng ưu việt của phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice
1. Quy định chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế tại Thông tư 32/2011/TT-BTC
Điều 5, Thông tư 32/2011/NĐ-CP ngày 14/3/2011 hướng dẫn: “Định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải có văn bản báo cáo cơ quan thuế (theo Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) các nội dung sau: danh sách các doanh nghiệp có sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử của tổ chức (bao gồm cả người bán hàng, người mua hàng); số lượng hóa đơn đã sử dụng (gồm: loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự)”.
Như vậy, theo Thông tư 32/2011/TT-BTC thì việc báo cáo với cơ quan thuế về truyền hóa đơn điện tử thuộc trách nhiệm của đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, Thông tư 32/2011/TT-BTC sẽ chính thức hết hiệu lực vào ngày 1/11/2020 sắp tới. Do đó, quy định chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử sẽ được thực hiện theo Thông tư 68/2019/BTC.
2. Báo cáo dữ liệu hóa đơn điện tử tới cơ quan thuế theo Thông tư 68/2019/TT-BTC
Khoản 1 Điều 16 Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định:
Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử).
Vậy là kể từ ngày 1/11/2020, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế bắt buộc phải báo cáo cơ quan thuế về việc này theo phương thưc, thời điểm và hình thức được quy định tại thông tư 68/2019/TT-BTC.
Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!
>> Mẫu bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế mới nhất 2020
>> Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử MỚI NHẤT
2.1 Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử
Người bán lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử hàng hóa, cung cấp dịch vụ phát sinh trong tháng/quý (tính từ ngày đầu của tháng, quý đến ngày cuối cùng của tháng, quý) theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử (theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này) cùng thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau:
– Cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không.
– Bán hàng hóa là điện, nước sạch nếu có thông tin về mã khách hàng hoặc mã số thuế của khách hàng.
– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đến người tiêu d ng là cá nhân mà trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ người mua theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC.
– Riêng đối với trường hợp bán xăng dầu đến người tiêu dùng là cá nhân không kinh doanh thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán hàng cho người tiêu dùng là cá nhân không kinh doanh trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử.
2.2 Thời điểm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử
Gửi Báo cáo dữ liệu hoá đơn định kỳ tháng/quý nếu đơn vị kinh doanh ngành hàng đặc thù được nêu phía trên, cụ thể:
- Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế nếu nộp hồ sơ khai thuế tháng;
- Chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế nếu nộp hồ sơ khai thuế quý.
Lưu ý:
– Trường hợp phát sinh số lượng hóa đơn lớn thì người bán lập nhiều bảng tổng hợp dữ liệu, trên mỗi bảng thể hiện số thứ tự của bảng tổng hợp trong kỳ tổng hợp dữ liệu.
– Sau thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện đến cơ quan thuế, người bán gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử bổ sung trong trường hợp gửi thiếu dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế.
– Trường hợp bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn đã gửi cơ quan thuế có sai sót thì người bán gửi thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp
Gửi toàn bộ dữ liệu hóa đơn điện tử tới cơ quan thuế đồng thời khi gửi cho người mua đối với đơn vị không thuộc ngành đặc thù quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư 68/2019/TT-BTC. Nội dung hoá đơn gồm 2 phần dữ liệu chính: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hoá đơn và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số.
Tải miễn phí bản word Phụ lục 2 Thông tư 68/2019/TT-BTC TẠI ĐÂY
2.3 Hình thức gửi dữ liệu hóa đơn điện tử
Tùy từng điều kiện của đơn vị có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức gửi dữ liệu hóa đơn điện tử như sau:
- Hình thức gửi trực tiếp:
– Tổng cục Thuế lựa chọn các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn số lượng lớn, có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu về định dạng chuẩn dữ liệu và quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này, có nhu cầu chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế để thông báo về việc kết nối kỹ thuật để chuyển dữ liệu hóa đơn.
– Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có tổ chức mô hình Công ty mẹ – con, có xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu hóa đơn tập trung tại Công ty mẹ và có nhu cầu Công ty mẹ chuyển toàn bộ dữ liệu hóa đơn điện tử bao gồm cả dữ liệu của các công ty con đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì gửi kèm theo danh sách công ty con đến Tổng cục Thuế để thực hiện kết nối kỹ thuật.
- Hình thức gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
– Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp nêu tại điểm a khoản này thực hiện ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử làm dịch vụ chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế.
– Căn cứ hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức này gửi tiếp đến cơ quan thuế.
Lưu ý:
– Trường hợp Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật chưa tiếp nhận được dữ liệu HĐĐT không có mã, Tổng cục Thuế có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Trong thời gian này tổ chức, doanh nghiệp thuộc diện gửi trực tiếp và tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT tạm thời chưa chuyển dữ liệu hóa đơn không có mã đến cơ quan thuế.
– Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Thuế có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoạt động trở lại bình thường, tổ chức, doanh nghiệp thuộc diện gửi trực tiếp và tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế. Việc gửi dữ liệu HĐĐT sau khi có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật không được xác định là hành vi chậm gửi dữ liệu HĐĐT.
– Người bán chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của HĐĐT đã lập gửi cơ quan thuế
Hi vọng với những thông tin trên đơn vị đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ về những điểm mới trong việc gửi báo cáo dữ liệu hóa đơn điện tử tới cơ quan thuế theo Thông tư 68/2019/TT-BTC. Có nhu vậy việc sử dụng hóa đơn điện tử mới thực sự đạt hiệu quả cao nhất.
Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:
Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!
>> 4 Tính năng ưu việt của phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> 4 Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử đáp ứng Thông tư 68/2019/TT-BTC
>> Dùng thử hóa đơn điện tử MISA meInvoice
>> Chuyển đổi sang hóa đơn điện tử sớm: Việc hôm nay chớ để ngày mai