Nhằm giúp Doanh nghiệp trên địa bàn nắm rõ và triển khai có hiệu quả hóa đơn điện tử, Cục Thuế TP Hà Nội liên tục triển khai các chương trình hội nghị tập huấn hóa đơn điện tử tại các Quận, Huyện. Tại các hội nghị tập huấn, cục thuế Hà Nội đã làm rõ 8 vấn đề được kế toán quan tâm nhất:
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> Hạn cuối 31/12/2019: Hà Nội, Hồ Chí Minh và các thành phố lớn phải áp dụng hóa đơn điện tử
>> Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử đáp ứng Thông tư 68/2019/TT-BTC?
1. Có được sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy không?
Căn cứ Điều 35 và Điều 36 Nghị định 119/2018/NĐ-CP về tính hiệu lực của các văn bản quy định về HĐĐT. Cục thuế Hà Nội kết luận: Đến ngày 31/10/2020, các đơn vị được sử dụng song song hóa đơn đặt in và HĐĐT và được sử dụng đến khi chuyển sang HĐĐT theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
2. Có nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua trên HĐĐT hay không?
Căn cứ nội dung công văn số 2402/BTC-TCT và Công văn 820/TCT-DNL được trích dẫn tại hình ảnh bên dưới thì:
Khi người mua không phải đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nhưng có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua thì không nhất nhiết phải có chữ kỹ điện tử của người mua trên HĐĐT.
3. Hóa đơn điện tử có kèm bảng kê không?
Kết luận của Cục thuế Hà Nội: HĐĐT không được lập kèm bảng kê
4. Hóa đơn điện tử chuyển đổi ra giấy có được lập nhiều hơn một trang?
Quan điểm của cục thuế Hà Nội là tùy vào từng trường hợp cụ thể mà CQT chấp thuận cho CSKD được thể hiện HĐĐT chuyển đổi ra giấy nhiều hơn 1 trang.
5. HĐĐT đã lập có sai sót nhưng chưa gửi cho người mua thì xử lý thế nào?
Theo thống nhất đề xuất của cục thuế Hà Nội, trong trường hợp trên, người bán cần:
- Hủy HĐĐT đã lập có sai sót
- Lập HĐĐT mới gửi cho người mua
- HĐĐT đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ về quy định HĐĐT và nhận hỗ trợ đặc biệt từ MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc đăng ký:
6. Lập HĐĐT (bán lẻ xăng dầu) mà khách không lấy thì có thể xuất vào ngày hôm sau được không?
Không được. Đối với đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày.
7. Có được lập văn bản thỏa thuận sai sót dưới dạng bản giấy?
Căn cứ Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC và Công văn 3441/TCT-CS, Cục thuế Hà Nội hướng dẫn doanh nghiệp:
Trường hợp người mua không có chữ ký số, doanh nghiệp được phép lập văn bản thỏa thuận bằng giấy.
8. Có cần dấu người bán trên hóa đơn chuyển đổi từ HĐĐT không?
Về vấn đề này, Bộ Tài chính và Tổng cục thuế đều thống nhất quan điểm: Nếu hóa đơn chuyển đổi để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông phải có dấu người bán.
Hi vọng rằng những giải đáp trên đã tháo gỡ được những vướng mắc mà kế toán và doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình sử dụng HĐĐT.
Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc đăng ký:
Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI nhất về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng