Lợi ích của hóa đơn điện tử đối với người bán là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, do hình thức hóa đơn này còn khá mới nên vẫn còn một bộ phận người mua hàng còn khá bối rối và chưa kịp thích nghi với việc nhận và lưu trữ hóa đơn điện tử. Bài viết sau là cẩm nang giúp người bán thuyết phục khách hàng của mình nhận hóa đơn điện tử, đồng thời đem đến những cái nhìn mới về lợi ích hóa đơn điện tử đối với người mua.
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng
1. Sử dụng hóa đơn điện tử dựa trên những căn cứ pháp lý theo quy định của Chính phủ
Trước tiên, người mua cần hiểu rằng việc sử dụng hóa đơn điện tử không phải là việc làm tự phát của bên bán mà dựa trên những quy định pháp luật của Chính phủ và Bộ tài chính ban hành, cụ thể:
- Các văn bản do Chính phủ ban hành:
– Luật Giao dịch điện tử 2005.
– Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử.
– Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
– Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
– Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ.
– Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 01/11/2018 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
– Dự thảo Thông tư hướng dẫn nghị định 119/2018/NĐ-CP
- Các văn bản do Bộ tài chính ban hành:
– Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Như vậy, người mua có thể yên tâm rằng hóa đơn điện tử có đầy đủ tính pháp lý. Từ 01/11/2018 – 31/10/2020 là lộ trình chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử. Ngay sau đó, từ 01/11/2020 100% doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử.
Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!
2. Sử dụng hóa đơn điện tử đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho khách hàng
Hóa đơn điện tử không chỉ giúp người bán phải quyết các vấn đề về chi phí, thời gian, kho lưu trữ,… mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng nhận hóa đơn điện tử, cụ thể:
- Nhận hóa đơn điện tử tức thời qua Email và SMS
Thay vì phải chờ đợi dài ngày để nhận hóa đơn theo cách truyền thống, khách hàng có thể nhận hóa đơn điện tử qua email và tin nhắn một cách tức thời ngay sau khi người bán phát hành và gửi hóa đơn.
- Không lo thất lạc và mất hỏng hóa đơn
Nếu cách gửi hóa đơn giấy chuyển thống khiến người nhận lo lắng xảy ra mất, hỏng hóa đơn thì với hóa đơn điện tử, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm bởi dữ liệu luôn được người mua cũng như đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử lưu trữ dưới nhiều hình thức và cách thức tuyệt đối an toàn và bảo mật.
- Lưu trữ và tra cứu dễ dàng
Việc lưu trữ và tra cứu hóa đơn điện tử đem lại sự thuận tiện cho cả người bán và người mua. Thay vì phải tốn diện tích, chi phí kho lưu trữ thì lưu trữ hóa đơn điện tử dưới dạng file mềm và điện toán đám mây sẽ tiết kiệm và khoa học hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc tra cứu cũng được thực hiện dễ dàng chỉ với vài click chuột.
- Thuận tiện cho việc thanh toán và đối chiếu dữ liệu
Thông tin trên hóa đơn điện tử được chuyển thẳng vào hệ thống kế toán và hệ thống thanh toán của bên mua hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, với những người bán thiết lập thanh toán trực tuyến trên phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice thì người mua hàng sau khi nhận được hóa đơn có thể thanh toán ngay giá trị đơn hàng cho người bán thông qua một số phương thức thanh toán thông dụng.
Như vậy, sử dụng hóa đơn điện tử đem lại những lợi ích thiết thực của cả người bán và người mua. Hiểu được điều này, người mua sẽ không còn băn khoăn khi nhận hóa đơn điện tử từ người bán, đồng thời sẽ có những phương án tối ưu để sử dụng và lưu trữ hóa đơn điện tử,
Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:
Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!
>> Doanh nghiệp nhiều địa phương đồng loạt sử dụng hóa đơn điện tử