Bán hàng dưới 200 ngàn đồng có phải lập hóa đơn điện tử không là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp bán lẻ, có giá trị đơn hàng thấp quan tâm. MISA meInvoice sẽ giải đáp để doanh nghiệp được rõ:
>> 12 Nội dung kế toán cần biết về hóa đơn điện tử kể từ ngày 14/11/2019
>> Giải đáp 13 thắc mắc về sử dụng hóa đơn điện tử năm 2020 (Phần 1)
1. Quy đinh pháp luật về việc lập hóa đơn khi bán hàng dưới 200 ngàn đồng đối với hóa đơn giấy
Đối với hóa đơn giấy trươc đây, điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2014 quy định:
“Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. Tuy nhiên người bán sẽ phải lập “Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ”.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng điều nay để tạo ra những khoản chi phí ảo để được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi kê khai thuế TNDN. Đây là hành vi gian lận gây thất thoát cho nhà nước và thể hiện bất cập thiếu minh bạch của hóa đơn giấy.
2. Bán hàng dưới 200 ngàn đồng có phải lập hóa đơn điện tử không?
Để khắc phục những bất cập trên của hóa đơn giấy, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử nêu rõ: tất cả các giao dịch đều phải lập hóa đơn.
Theo đó, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Quy định này sẽ chính thức được áp dụng từ 1/11/2020, sau khi các văn bản quy định cũ về hóa đơn điện tử hết hiệu lực.
Bạn cũng có thể đăng ký để nhận miễn phí nhiều tài liệu hữu ích và thông tin mới nhất về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY
Như vậy, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ dưới 200.000 đồng thì doanh nghiệp vẫn phải xuất hóa đơn điện tử.
Quy định này sẽ góp phần thay đổi cách thức và hành vi kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tiến đến sự minh bạch trong quản lý và khai báo hóa đơn. Đồng thời, đây cũng là cách giúp cơ quan thuế giảm tối đa tình trạng gian lận, mua bán hóa đơn để tạo chi phí đang diễn ra ở nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng