Home Kiến thức Lợi nhuận trước thuế là gì? Cách tính và đánh giá EBIT

Lợi nhuận trước thuế là gì? Cách tính và đánh giá EBIT

229
lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế là chỉ tiêu để đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và được thể hiện trên báo cáo tài chính. Vậy lợi nhuận trước thuế là gì, cách tính lợi nhuận trước thuế theo công thức nào? Hãy cùng MISA meInvoice đọc bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về lợi nhuận trước thuế

1.1. Lợi nhuận trước thuế là gì?

Lợi nhuận trước thuế (Earnings Before Interest and Tax – EBIT) là chỉ tiêu thể hiện lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra trong kỳ trước khi trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lợi nhuận trước thuế còn có thể gọi là thu nhập trước thuế hoặc lợi nhuận kế toán trước thuế, đây là chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

lợi nhuận trước thuế

1.2. Một số thuật ngữ liên quan đến lợi nhuận trước thuế

  • Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế là tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận trước thuế phát sinh trong kỳ từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động tài chính so với tổng doanh thu. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp có thể biết được mỗi đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế cho doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế được xác định theo công thức:

tỷ suất lợi nhuận trước thuế

Xem thêm: Tỷ suất lợi nhuận là gì? Công thức và cách tính ROS chi tiết
  • Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Earnings Before Interest and Taxes) là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp và được xác định bằng tổng thu nhập trừ đi các chi phí nhưng chưa trừ thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền lãi.

lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay được sử dụng phổ biến vì khi loại bỏ lãi vay và thuế sẽ giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư đánh giá rõ hơn về khả năng tạo lợi nhuận để so sánh các doanh nghiệp với nhau.

  • Biên lợi nhuận trước thuế

Biên lợi nhuận trước thuế (Pre-tax Profit Margin) là tỷ lệ phần trăm thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và tổng doanh thu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm được với mỗi đồng doanh thu thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước khi trừ thuế. Thông qua chỉ tiêu này, doanh nghiệp cũng có thể đánh giá được khả năng sinh lời từ các hoạt động kinh doanh trước khi phải đóng thuế.

Biên lợi nhuận trước thuế được xác định theo công thức:

biên lợi nhuận trước thuế

2. Ý nghĩa của lợi nhuận trước thuế

2.1. Đối với với nhà quản trị Doanh nghiệp

Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ doanh nghiệp:

  • Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh

Lợi nhuận trước thuế là tổng lợi nhuận trước khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá một cách toàn diện về kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh. Thông qua chỉ tiêu này qua các kỳ, doanh nghiệp cũng có thể đưa ra những đánh giá về xu hướng biến động và những điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.

Ngoài ra, chỉ tiêu này cũng giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có căn cứ để lập kế hoạch tài chính cho các kỳ tiếp theo.

  • So sánh doanh thu giữa các doanh nghiệp

Đây là chỉ tiêu cần thiết khi thực hiện so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực và quy mô.

Đối với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực và quy mô ở các khu vực địa lý khác nhau sẽ cho thấy được lợi thế vùng miền với mức thuế suất thuế TNDN khác nhau.

Nếu muốn so sánh lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực nhưng khác quy mô, nhà quản trị doanh nghiệp cần phân tích thêm các chỉ tiêu như:

    • Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu
    • Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu
    • Tỷ suất lợi nhuận/Tài sản

Ngoài ra, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế còn giúp chủ doanh nghiệp tránh khỏi những phát sinh trong quá trình quyết toán thuế và kêu gọi đầu tư từ bên ngoài.

MISA meInvoice – Phần mềm hóa đơn điện tử đứng đầu danh sách được Tổng cục Thuế lựa chọn
TƯ VẤN & DEMO 1:1 CÙNG CHUYÊN GIA MIỄN PHÍ!

2.2. Đối với các nhà đầu tư

Lợi nhuận trước thuế là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng với các nhà đầu tư trong việc:

  • Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Thông qua giá trị lợi nhuận trước thuế, nhà đầu tư có thể đưa ra các đánh giá về cơ hội kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.

  • So sánh hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp

Khi xem xét kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài các chỉ tiêu định lượng như lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất sinh lời của tài sản, tỷ suất sinh lời của doanh thu thì các chỉ tiêu định tính liên quan đến kế hoạch kinh doanh, định hướng chiến lược và lạm phát cũng là những yếu tố mà các nhà đầu tư hết sức quan tâm.

Bên cạnh đó, khi xác định được doanh nghiệp có tiềm năng đầu tư, nhà đầu tư sẽ kết hợp các phương pháp phân tích và đánh giá các chỉ tiêu sinh lời, so sánh lợi nhuận giữa các kỳ để xem xét về mức độ phát triển của doanh nghiệp và đưa ra kết luận có nên đầu tư hay không.

Có thể bạn quan tâm?

2.3. Đối với các bên liên quan khác

Bên cạnh chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư, lợi nhuận trước thuế còn có ý nghĩa đối với chủ nợ và cơ quan quản lý Nhà nước.

  • Chủ nợ: Lợi nhuận trước thuế giúp các chủ nợ như các tổ chức tín dụng, ngân hàng hay nhà cung ứng đánh giá và quyết định về hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả thì khả năng thu hồi nợ kém, chủ nợ thường sẽ cân nhắc về các biện pháp thu hồi nợ và trích lập dự phòng. Ngược lại, với các đơn vị kinh doanh tốt sẽ cho thấy khả năng thanh toán cao, giảm các rủi ro khi thu hồi nợ và có thể gia tăng hạn mức tín dụng cho vay.
  • Cơ quan quản lý Nhà nước: Chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế là cơ sở để cơ quan Thuế xác định phần thuế TNDN mà các doanh nghiệp cần phải nộp.

3. Cách tính lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế là chỉ tiêu mã số 50 trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Thông tư 200/20214/TT-BTC. Có 2 cách tính lợi nhuận trước thuế, cụ thể:

Cách 1: Tính lợi nhuận trước thuế trên doanh thu và chi phí

cách tính lợi nhuận trước thuế

Trong đó:

  • Tổng doanh thu: Bao gồm tất cả phần doanh thu thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua hóa đơn, biên lai bán ra.
  • Chi phí cố định: Bao gồm các chi phí vận chuyển, chi phí giá vốn bỏ ra, chi phí sản xuất, chi phí thuê địa điểm, chi phí thuê nhân viên và các chi phí khác có tính chất cố định trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chi phí phát sinh: Là toàn bộ chi phí phát sinh theo quá trình hoạt động của công ty không theo kế hoạch của doanh nghiệp.

Ví dụ: Năm 2023, Doanh nghiệp X có tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng là 800.000.000 VNĐ, trong đó:

  • Giá vốn hàng bán: 20.000 VNĐ/sản phẩm.
  • Tổng số sản phẩm đã bán: 10.000 sản phẩm.
  • Tổng chi phí trả lương nhân viên: 50.000.000 VNĐ.
  • Chi phí thuê mặt bằng và điện nước: 25.000.000 VNĐ.

Vậy, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp A trong năm 2023 là: 800.000.000 – 20.000 x 10.000 – 50.000.000 – 25.000.000 = 525.000.000 VNĐ.

Cách 2: Tính lợi nhuận trước thuế trên lợi nhuận sau thuế và chi phí

lợi nhuận trước thuế

Trong đó:

  • Lợi nhuận trước thuế: Là phần lãi ròng, lợi tức mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi chi phí lãi vay và thuế TNDN.
  • Chi phí lãi vay: Là khoản chi phí doanh nghiệp thực hiện thanh toán các khoản tiền đi vay phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Thuế TNDN: Là khoản thuế trực thu và đánh trực tiếp vào khoản thu nhập của doanh nghiệp.

Ví dụ: Năm 2023, Doanh nghiệp X có lợi nhuận sau thuế là 400.000.000 VNĐ:

  • Chi phí trả tiền lãi trong năm: 30.000.000 VNĐ.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng: 25.000.000 VNĐ.

Vậy, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp B trong năm 2023 là: 500.000.000 + 30.000.000 + 25.000.000 = 455.000.000 VNĐ.

cách tính lợi nhuận trước thuế

4. Phân tích đánh giá chỉ số lợi nhuận trước thuế trong doanh nghiệp

Chỉ số EBIT Ý nghĩa Phương án
EBIT < 0 Doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ, tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí. Doanh nghiệp cần thực hiện thay đổi phương thức hoạt động kinh doanh, xem xét cắt giảm các chi phí không cần thiết, thu hẹp hoạt động hoặc chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực khác để tránh tình trạng thua lỗ xảy ra kéo dài.
EBIT = 0 Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không có lợi nhuận, doanh thu chỉ vừa đủ để bù đắp các chi phí. Doanh nghiệp cần cân nhắc việc thay đổi chiến lược kinh doanh hoặc chuyển sang mô hình kinh doanh hiệu quả hơn, đồng thời tận dụng tốt hơn các khoản đầu tư.
EBIT > 0 Doanh nghiệp đang có lãi, doanh thu đủ để bù đắp các khoản chi phí và có lãi. Doanh nghiệp nên lập kế hoạch mở rộng sản xuất, kinh doanh để gia tăng lợi nhuận.

>> Đọc thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Cách tính kèm ví dụ cụ thể

5. Lợi nhuận trước thuế âm có phải đóng thuế TNDN không?

Thuế TNDN được xác định dựa trên phần thu nhập tính thuế, cụ thể thuế TNDN được tính như sau:

Thuế TNDN phải đóng = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ Khoa học & Công nghệ) x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó:
Thu nhập tính thuế và thu nhập chịu thuế được xác định bằng các công thức dưới đây:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác.

Theo đó:

  • Nếu thu nhập tính thuế > 0, doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN.
  • Nếu thu nhập tính thuế < 0, doanh nghiệp không phải nộp thuế TNDN.

Như vậy, trường hợp thu nhập tính thuế âm hoặc bằng 0 thì doanh nghiệp không phải nộp thuế TNDN, khi lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp âm sẽ không phản ánh chính xác thu nhập tính thuế của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp vẫn có thể sẽ phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

Trên đây là các nội dung liên quan đến khái niệm lợi nhuận và cách để tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp, hi vọng sẽ mang lại nhiều nội dung hữu ích cho bạn đọc.

Hóa đơn điện tử MISA meInvoice của Công ty Cổ Phần MISA – Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Công nghệ thông tin Việt Nam với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các sản phẩm, đáp ứng tốt nhất các nghiệp vụ về Hóa đơn cho các Bệnh viện.

banner meinvoice

MISA meInvoice được phát triển bởi MISA – thương hiệu có 25 năm kinh nghiệm triển khai các phần mềm quản lý tài chính, kê khai thuế cho hơn 200,000 tổ chức, MISA meInvoice là giải pháp hóa đơn điện tử đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được ứng dụng công nghệ Blockchain của cuộc CMCN 4.0 giúp gia tăng độ an toàn, bảo mật và minh bạch của hóa đơn.

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Dùng thử hóa đơn điện tử