Trong một số trường hợp, người bán có thể ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên hoạt động này phải tuân thủ các quy định tại điều số 17 của Thông tư 39/2014/TT-BTC về ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử. MISA meInvoice sẽ giúp kế toán và doanh nghiệp nắm bắt những điểm chính về vấn đề này.
>> Tính năng ưu việt của phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice
>> Tổng quan các tính năng của phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice
1.Trách nhiệm của bên ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
– Đơn vị ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử cần tạo lập văn bản pháp lý để xác nhận việc ủy nhiệm lập giữa hai bên.
– Gửi văn bản thông báo ủy nhiệm tới cơ quan thuế quản lý của mình chậm nhất là 03 ngày trước khi bên được ủy nhiệm tiến hành tạo lập hóa đơn.
– Thời điểm hết thời hạn ủy nhiệm, hoặc một trong hai bên muốn chấm dứt quyết định ủy nhiệm trước thời hạn thì hai bên tiến hành xác định và thông báo bằng văn bản. Chỉ khi văn bản này có hiệu lực thì quyết định chấm dứt thời gian ủy nhiệm mới chính thức có hiệu lực.
– Lập báo cáo tổng hợp định kỳ về tình hình sử dụng các hóa đơn ủy nhiệm.
– Báo cáo hàng quý về việc sử dụng, khởi tạo, chỉnh lý hóa đơn theo quy định của cơ quan thuế.
2. Trách nhiệm của bên nhận ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
– Tiến hành khởi tạo hóa đơn cho bên ủy nhiệm theo đúng quy định
– Gửi thông báo nhận ủy nhiệm đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình chậm nhất là 03 ngày trước khi tiến hành lập hóa đơn ủy nhiệm đầu tiên.
– Niêm yết thông báo ủy nhiệm tại nơi bán hàng hóa, dịch vụ được ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử để người mua hàng hóa, dịch vụ được biết.
– Khi hết thời gian nhận ủy nhiệm, bên nhận ủy nhiệm tiến hành tháo bỏ ngay những bảng thông báo đã niêm yết tại nơi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
– Báo cáo tổng kết định kỳ về tình hình sử dụng các hóa đơn ủy nhiệm.
3. Một số lưu ý khi ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
Để việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử đúng với quy định của pháp luật, các bên liên quan cần lưu ý một số điểm sau:
– Hóa đơn điện tử được lập vẫn phải ghi tên đơn vị bán là đơn vị ủy nhiệm.
– Nội dung văn bản ủy nhiệm phải ghi đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm như hình thức hóa đơn, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn, mục đích ủy nhiệm, thời hạn ủy nhiệm, phương thức giao nhận hoặc phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm.
– Bên ủy nhiệm phải lập thông báo ủy nhiệm có ghi đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm, mục đích ủy nhiệm, thời hạn ủy nhiệm dựa trên văn bản ủy nhiệm đã ký kết, có tên, chữ ký dấu của đại diện bên ủy nhiệm cho bên nhận ủy nhiệm.
– Đơn vị nhận ủy nhiệm được bắt đầu khởi tạo và xuất hóa đơn bắt đầu từ ngày được viết trong văn bản ủy nhiệm.
– Bên ủy nhiệm lập hóa đơn chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn theo đúng quy định về hóa đơn kinh doanh hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
– Bên nhận ủy nhiệm không phải thực hiện thông báo phát hành hóa đơn ủy nhiệm và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ủy nhiệm.
– Không tiến hành uỷ nhiệm việc lập hóa đơn kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho cá nhân hoặc tổ chức không có hoạt động kinh doanh.
– Các đơn vị hoặc chi nhánh không có chức năng kinh doanh hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì không có quyền nhận ủy nhiệm lập hóa đơn.
Hi vọng rằng bài viết trên sẽ giúp đơn vị dễ dàng hơn trong việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp.
Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc đăng ký:
Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI nhất về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng