Home Kiến thức Tài sản ròng là gì? Cách tính giá trị tài sản ròng...

Tài sản ròng là gì? Cách tính giá trị tài sản ròng trong BCTC

95
tài sản ròng là gì

Tài sản ròng là gì? Tài sản ròng là một trong những chỉ số để đánh giá khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính. Hãy cùng MISA meInvoice tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về tài sản ròng và cách tính giá trị tài sản ròng trong BCTC.

1. Tài sản ròng là gì?

Khái niệm tài sản ròng

Tài sản ròng (Net asset) là tổng tất cả tài sản tài chính và phi tài chính của chủ thể trừ đi các khoản nợ phải trả. Trong đó:

  • Tài sản có thể là bất động sản, tiền mặt, máy móc, thiết bị, hàng hóa
  • Nợ phải trả bao gồm các khoản chưa được thanh toán trong dài hạn và ngắn hạn

Chủ thể sở hữu tài sản ròng có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc một quốc gia. Tài sản ròng của quốc gia được tính bằng tổng giá trị tài sản ròng của các doanh nghiệp, cá nhân và chính phủ. Thông qua chỉ số tài sản ròng cũng có thể đánh giá được khả năng thanh toán và tiềm lực tài chính của quốc gia đó.

tài sản ròng là gì

Ý nghĩa tài sản ròng

Tài sản ròng được xem là thước đo sức mạnh tài chính của tổ chức, doanh nghiệp. Tài sản ròng lớn thường giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng đầu tư, kinh doanh và chịu được những biến động của thị trường.

Thông qua chỉ số tài sản ròng, chúng ta cũng có thể thấy được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, tổ chức đó. Cụ thể:

  • Nếu tài sản ròng dương thì chứng tỏ khả năng thanh toán của đơn vị tốt
  • Nếu tài sản ròng âm thì khả năng thanh toán kém và có thể gặp nhiều khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ.

Ngoài ra, tài sản ròng còn ảnh hưởng đến các quyết định tài chính của các tổ chức và doanh nghiệp, xác định được khả năng tài chính để trả cổ tức, đầu tư hoặc giảm nghĩa vụ tài chính.

2. Các loại tài sản ròng trong doanh nghiệp

Tài sản ròng trong doanh nghiệp sẽ bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn.

2.1. Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là tài sản lưu động và có chu kỳ sử dụng dưới một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh được tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính. Đặc điểm của tài sản ngắn hạn là không ổn định và dễ thay đổi hình thái giúp việc sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.

Tài sản ngắn hạn bao gồm các loại sau:

  • Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Đầu tư cổ phiếu ngắn hạn
  • Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền (tiền mặt, tiền đang chuyển, tiền gửi ngân hàng)
  • Các khoản phải thu ngắn hạn: phải thu nội bộ, phải thu ngắn hạn của khách hàng
  • Hàng tồn kho: Hàng hóa, nguyên vật liệu, hàng mua đang đi đường
  • Các tài sản ngắn hạn khác: các khoản chi phí trả trước (tạm ứng), ký quỹ ký cược ngắn hạn

Các loại tài sản này có tính chất ngắn hạn và có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền mặt hoặc có giá trị thực tế trong khoảng thời gian ngắn.

MISA meInvoice – Phần mềm hóa đơn điện tử đứng đầu danh sách được Tổng cục Thuế lựa chọn

TƯ VẤN & DEMO 1:1 CÙNG CHUYÊN GIA MIỄN PHÍ!

2.2. Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn là các tài sản có chu kỳ sử dụng từ một năm trở lên và có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên. Tài sản dài hạn không có tính linh động, khó quy đổi thành tiền và thường xảy ra các biến động giá trị.

Tài sản dài hạn bao gồm các loại sau:

  • Tài sản cố định: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế) của các loại TSCĐ tại thời điểm báo cáo.
  • Tài sản cố định hữu hình: Bao gồm các loại máy móc, thiết bị, văn phòng, phương tiện vận tải…
  • Tài sản cố định thuê tài chính
  • Tài sản cố định vô hình: Thương hiệu, bản quyền…
  • Các khoản phải thu dài hạn: Bao gồm các khoản phải thu có thời hạn trên 1 năm như: phải thu nội bộ, phải thu khách hàng, phải thu khác…
  • Bất động sản đầu tư: Nhà cửa, đất đai với mục đích kinh doanh
  • Tài sản dở dang dài hạn: Là chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn và chi phí xây dựng dở dang dài hạn ở thời điểm báo cáo
  • Đầu tư tài chính dài hạn: Chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn sau khi đi các khoản dự phòng rủi ro đầu tư ở thời điểm lập báo cáo tài chính
  • Tài sản dài hạn khác: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng toàn bộ giá trị các tài sản dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng ở thời điểm báo cáo

các loại tài sản ròng

3. Cách tính giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính

Giá trị tài sản ròng là gì?

Giá trị tài sản ròng (Net Worth) là tổng giá trị tài sản của một chủ thể, bao gồm toàn bộ tài sản tài chính và tài sản phi tài chính đã trừ đi các khoản nợ phải trả, trong đó:

  • Tài sản tài chính: Là các tài sản có giá trị không dựa vào nội dung vật chất mà dựa vào quyền và nghĩa vụ tài chính được gắn liền với tài sản đó. Tài sản tài chính bao gồm 2 loại phổ biến:
    • Tài sản thanh toán: Được sử dụng để thanh toán các giao dịch, bao gồm tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, séc…
    • Tài sản đầu tư: Là các tài sản phục vụ cho mục đích đầu tư sinh lời như chứng chỉ quỹ, tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu…
  • Tài sản phi tài chính: là các tài sản được dựa trên nội dung vật chất mà không dựa vào quyền và nghĩa vụ tài chính được gắn liền với tài sản đó. Các tài sản phi tài chính có thể là nhà cửa, máy móc, xe cộ…

Hướng dẫn cách tính giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính

Giá trị tài sản ròng trong BCTC được xác định bằng công thức:

Giá trị ròng = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả

Trong đó:

  • Tổng tài sản là tổng giá trị của tất cả các tài sản của một chủ thể, bao gồm tài sản tài chính và tài sản phi tài chính.
  • Tổng nợ phải trả là tổng giá trị của tất cả các khoản nợ mà một chủ thể phải trả cho các chủ nợ.

Ví dụ: Công ty X có tổng tài sản là 5.000.000.000, tổng nợ phải trả là 2.800.000.000, khấu hao lũy kế 1.000.000.000. Tính giá trị tài sản ròng của công ty X.

Giá trị tài sản ròng của công ty X = 5.000.000.000 – (2.800.000.000+1.000.000.000) = 1.200.000.000

Phần mềm hóa đơn điện tử MISA MeInvoice – Tự động hóa 80% nghiệp vụ xử lý & quản lý hóa đơn đầu vào giúp công việc của kế toán dễ dàng, nhanh chóng, không lo sai sót.

banner phần mềm hóa đơn điện tử misa

Phần mềm mang đến nhiều tiện ích nổi bật như:

  • Tự động ĐỒNG BỘ 100% HÓA ĐƠN từ hàng loạt nhà cung cấp
  • Tự động PHÂN TÍCH, KIỂM TRA & CẢNH BÁO tính chính xác, hợp pháp, hợp lệ của: Thông tin hóa đơn, thông tin chữ ký số, trạng thái hoạt động của người bán; cảnh báo nhà cung cấp nào nằm trong đối tượng rủi ro về thuế
  • Tự động ĐỒNG BỘ HÓA ĐƠN lên phần mềm kế toán
  • Quản lý, lưu trữ hóa đơn tập trung trên 1 nền tảng duy nhất, tránh thất lạc

Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu và tư vấn cùng chuyên gia về giải pháp hóa đơn điện tử MISA meInvoice, vui lòng đăng ký tại đây: