Home Kiến thức Triển khai hóa đơn điện tử: Thúc đẩy các hộ kinh doanh...

Triển khai hóa đơn điện tử: Thúc đẩy các hộ kinh doanh lên Doanh nghiệp

1471

Việc áp dụng hóa đơn điện tử sẽ có sự phân hóa và cơ quan chức năng sẽ không nhắm vào những hộ kinh doanh nhỏ để gây xáo trộn. Tuy nhiên, đến 1/11/2020, yêu cầu bắt buộc 100% Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử, Doanh nghiệp có thời hạn 24 tháng (Từ 1/11/2018 đến 1/11/2020) để chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và con người để áp dụng hóa đơn điện tử.

>> Chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử, doanh nghiệp được gì và cần phải làm gì?
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng

Áp dụng hóa đơn điện tử không “nhắm” vào các hộ kinh doanh nhỏ

Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/11/2018.

Theo quy định tại Nghị định, trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế trước ngày 1/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng HĐĐT đang sử dụng kể từ ngày 1/11/2018.

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 1/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31/10/2020 và vẫn phải thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

tài liệu hóa đơn điện tử

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng phòng Thuế giá trị gia tăng, Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế, một trong những điểm mới của Nghị định là quy định hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng phải dùng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Ngoài ra, hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu thì cũng được áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.

Triển khai hóa đơn điện tử tập trung vào hộ doanh thu lớn

Cũng theo đại diện Vụ Chính sách, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định, cơ quan chức năng sẽ triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính với một số hộ, cá nhân kinh doanh.

Những máy tính tiền này sẽ kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Đây là các hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi.

>>> Nói thêm về vấn đề này, bà Tạ Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân, Tổng cục Thuế cho biết, với quy định này, “bà con không quá sợ hãi.” Việc áp dụng hóa đơn điện tử tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP theo bà không có nghĩa là ngành thuế nhắm vào những hộ kinh doanh nhỏ, có doanh thu chỉ đủ nuôi sống gia đình.

Theo bà, Nghị định chỉ tập trung vào những hộ lớn. Đây là những hộ theo bà sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử sổ sách kế toán, nộp thuế theo kê khai. Điều này nhằm thúc đẩy các hộ kinh doanh lên doanh nghiệp và tránh tình trạng doanh nghiệp núp bóng hộ.

2. Thời gian cho phép chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử tới 2 năm

Chuyển đổi Hóa đơn giấy sang Hóa đơn điện tử trong 24 tháng

Thời hạn 24 tháng (Từ ngày 1/11/2018 đến 1/11/2020) chuẩn bị điều kiện về 
cơ sở vật chất và con người để áp dụng Hóa đơn điện tử

Để tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy truyền thống sang Hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, cơ quan quản lý, Nghị định số 119 có quy định thời hạn 24 tháng (từ ngày 1/11/2018 đến ngày 1/11/2020) để các doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và con người để áp dụng HĐĐT.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn, quy định này có nghĩa kể là từ ngày Nghị định 119 có hiệu lực thi hành, cả cơ quan thuế và người nộp thuế có thời gian 24 tháng để chuẩn bị. Đây là khoảng thời gian để chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất (máy móc, thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin…) và điều kiện về con người.

Lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng thừa nhận đây có lẽ là lần đầu 1 Nghị định quy định thời gian cho phép chuyển tiếp tới 2 năm.

Hiện tại, Tổng cục Thuế đang triển khai kết nối thông tin giữa cơ quan thuế với các doanh nghiệp trên toàn quốc, đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, giải pháp kỹ thuật đảm bảo việc thực hiện hóa đơn tử trên diện rộng.

Hóa đơn điện tử khi lưu thông

Tại buổi họp báo, cũng có nhiều ý kiến quan tâm đến vấn đề nếu bỏ hóa đơn giấy, hàng hóa lưu thông trên đường bị kiểm tra thì người nộp thuế sẽ phải xử lý ra sao?

Trả lời về vấn đề này, Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế cho hay, khi kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền sẽ không yêu cầu hóa đơn giấy mà truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về hóa đơn điện tử.

Riêng đối với trường hợp nếu trường hợp người kiểm tra không thể truy cập mạng internet vì sóng 3G/4G yếu, ông Huy cho biết, Nghị định cũng đã đề cập tới việc trường hợp bất khả kháng gây ảnh hưởng đến việc truy cập mạng Internet, người vận chuyển hàng hóa có bản sao bằng giấy không cần ký tên, đóng dấu của người mua, người bán hàng hóa thì xuất trình chứng từ giấy chuyển cho cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, ông cho rằng, về cơ bản, hiện các vùng trên đất nước đều đã phủ sóng 3G, 4G đặc biệt là tại những cung đường ôtô có thể vận chuyển hàng.

24 tháng (từ ngày 1/11/2018 đến ngày 1/11/2020) để các doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và con người để áp dụng Hóa đơn điện tử. Với thời gian yêu cầu bắt buộc tại Nghị định, Doanh nghiệp khẩn trương chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử để bắt nhịp, theo kịp thời kỳ công nghệ 4.0. Cũng như cắt giảm các chi phí, thủ tục trong quá trình sử dụng hóa đơn giấy.
meInvoice.vn – Giải pháp hóa đơn điện tử đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công công nghệ Blockchain
 

Với 25 năm kinh nghiệm chuyên về lĩnh vực tài chính kế toán, hóa đơn điện tử, kê khai Thuế (T-VAN),… cho hơn 250.000 Doanh nghiệp và đội ngũ chuyên viên tư vấn đông đảo, nắm rõ chuyên môn nghiệp vụ về hóa đơn và luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7. Doanh nghiệp yên tâm lựa chọn phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA – Đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn - Tổng cục Thuế

Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn Tổng Cục thuế đánh giá cao phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Dùng thử hóa đơn điện tử

meInvoice.vn - Phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất