Home Kiến thức Hướng dẫn cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu

Hướng dẫn cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu

28844
cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu

Rượu không chỉ chịu thuế GTGT mà còn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật. Vậy cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của MISA MeInvoice để tính thuế TTĐB cần phải nộp đối với rượu.

cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu, bạn có thể tìm hiểu trước những thông tin về thuế tiêu thụ đặc biệt trong bài viết xem thêm dưới đây.

Tìm hiểu thêm:

1. Thuế suất và công thức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu

thuế suất và công thức thuế TTĐB với rượu
Thuế suất và công thức thuế TTĐB với rượu

Theo Luật Tiêu thụ đặc biệt, rượu là một trong số các loại hàng hóa phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tùy vào những tính chất khác nhau của rượu, mức thuế suất áp dụng cho rượu sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Rượu có nồng độ cồn dưới 20 độ sẽ chịu mức thuế suất là 35%
  • Rượu có nồng độ cồn trên 20 độ sẽ chịu mức thuế suất là 65%

Từ mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu, công thức để xác định số thuế cần nộp đối với rượu là:

Giá tính thuế TTĐB =

Giá bán chưa có thuế GTGT – Thuế BVMT (nếu có)


1+ Thuế suất thuế TTĐB

2. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu

hướng dẫn cách tính thuế TTĐB của rượu
Hướng dẫn cách tính thuế TTĐB của rượu

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu sẽ tùy vào từng trường hợp để có sự điều chỉnh khác nhau, cùng theo dõi các trường hợp dưới đây để xác định cách tính phù hợp.

2.1. Trường hợp thuế phát sinh cả đầu vào và đầu ra

Số thuế TTĐB phải nộp = Số thuế TTĐB được bán ra trong kỳ – Số thuế TTĐB đã nộp

Ví dụ: Công ty CP A chuyên sản xuất các loại rượu (biết công ty đăng ký khấu trừ thuế GTGT theo phương thức khấu trừ). Công ty có nhập khẩu 1.250.000 lít rượu nước với giá 0,85 USD/lít. Thuế nhập khẩu đối với rượu nước là 20%. Công ty thực hiện nộp các loại thuế và chứng từ đầy đủ. Tháng 10, xuất kho 700.000 lít để sản xuất 2.100.000 chai rượu. Số chai được sản xuất sẽ mang đi tiêu thụ và cuối tháng tồn kho lại  75.000 chai.

Giả sử rượu chai tồn kho đầu kỳ không sản xuất từ rượu nước nhập khẩu. Tính số thuế TTĐB mà công ty cần phải nộp cho số rượu đã tiêu thụ trong tháng 10/2022.

Biết rằng:

  • Số chai rượu của công ty trước đó tồn kho là 85.000 chai.
  • Giá bán đã bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt là 28.400 đồng/chai
  • Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 35% (vì nồng độ cồn dưới 20 độ)
  • Thuế GTGT là 10%
  • Tỷ giá ngoại tệ là 1 USD = 23.000 VNĐ 

Bài làm:

Xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu nhập khẩu rượu: 

Giá tính thuế nhập khẩu rượu nước: 1.250.000 * 0.85 * 23.000 = 24.437.500.000

Thuế nhập khẩu rượu nước:  24.437.500.000* 20% = 4.887.500.000

Thuế TTĐB rượu nước nhập khẩu: 

( 24.437.500.000 + 4.887.500.000) * 35% = 10.263.750.000

Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh khi tiêu dùng nội địa

Số lượng rượu tiêu thụ trong tháng: (85.000 + 2.100.000) – 75.000 = 2.110.000 chai

Giá tính thuế TTĐB của chai rượu đã bán:

2.110.000 chai * 28.400 / (1+35%) = 44.388.148.000

Thuế TTĐB của rượu chai xuất bán

= 44.388.148.000 * 35% = 15.535.851.000

Thuế TTĐB của chai rượu = Thuế TTĐB của 1 lít rượu nhập khẩu * định mức sử dụng cho một chai rượu

=(15.535.851.000 /1.250.000) * 700.000/2.100.000

= 12.428,652 * 0,333333 = 4.142,670

Thuế TTĐB của rượu nước nhập khẩu được khấu trừ

= (2.110.000 – 85.000) *4.142,670= 8.388.906.750

Thuế TTĐB của rượu chai còn phải nộp tháng 10 là:

=  15.535.851.000 –  8.388.906.750 = 7.146.944.250

2.2. Trường hợp thuế phát sinh khi rượu có bao bì

Ví dụ: Công ty A sản xuất rượu có hoạt động vào tháng 04/2022 như sau:

Bán 500.000 két rượu chai với giá 298.000 đồng/két với phương thức thu đổi vỏ chai cho các công ty có hình thức thương mại (giá chưa bao gồm GTGT). Doanh nghiệp áp dụng chính sách khuyến mãi theo quy định của pháp luật là 100 két.

Bán 200.000 két rượu chai với giá 230.000 đồng/két với phương thức không thu đổi vỏ chai cho các công ty có hình thức thương mại (giá chưa bao gồm GTGT). Cuối tháng công ty TM chỉ bán được 140.000 két.

Thực hiện quyết toán trong tháng 4 cho các công ty thương mại đặt cọc vỏ chai rượu quý 1/2022. Giá đặt cọc là 1.100 đồng/vỏ chai (đã bao gồm thuế GTGT).Tổng số tiền đặt cọc đã thu trong quý I là 800 triệu đồng. Số chai không thu hồi được là 165.000. Công ty đã trừ tiền đặt cọc vỏ chai khi thanh toán với các công ty thương mại theo số lượng vỏ chai không thu hồi được. Số tiền đặt cọc còn lại tương ứng với số vỏ chai thu hồi được đã được công ty và các công ty thương mại thống nhất chuyển sang đặt cọc cho quý kế tiếp.

Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt mà công ty A cần phải nộp. Biết rằng:

  • Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 35% (vì nồng độ cồn dưới 20 độ)
  • Thuế GTGT là 10%

Bài làm:

Rượu bán theo hình thức thu đổi vỏ chai

Giá tính thuế TTĐB: 500.000 * 298.000/(1+35%) =  110.370.370.370

Thuế TTĐB phải nộp: 110.370.370.370 * 35% =  38.629.629.629

Rượu bán theo hình thức khuyến mãi

Giá tính thuế TTĐB: 100 * 298.000/(1+35%) =  22.074.074

Thuế TTĐB phải nộp:  22.074.074 * 35% = 7.725.926

Thuế tiêu thụ đặc biệt khi quyết toán quý 1/2022

Giá tính thuế TTĐB: 165.000 * 1.100/(1+10%)/(1+35%) = 122.222.222 

Thuế TTĐB phải nộp: 122.222.222 * 35% =  42.777.778 

Tổng số thuế TTĐB cần phải nộp

=  42.777.778 + 7.725.926 + 110.370.370.370 = 110.420.874.074

3. Những câu hỏi liên quan khi tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Thống kê một số câu hỏi thường gặp

3.1. Mức thuế thuế nhập khẩu rượu Vang hiện nay là bao nhiêu?

Khi nhập khẩu rượu Vang về Việt Nam, mức thuế suất thuế nhập khẩu sẽ là 50% và VAT là 10%.

3.2. Mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của bia là bao nhiêu?

Theo quy định của pháp luật, mức thuế suất của bia được quy định là 65% cho các loại bia nhập khẩu để tiêu dùng.

4. Lời kết

Trên đây là cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu mà MISA MeInvoice gửi đến bạn đọc tham khảo. Hy vọng qua những thông tin và ví dụ đưa trên sẽ giúp bạn đọc tính số thuế cần nộp dễ dàng hơn. Hãy chia sẻ bài viết đến những người cũng đang quan tâm về loại thuế này nếu bạn thấy bài viết hữu ích.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi và sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo Nghị định 123, Thông tư 78, Công ty cổ phần MISA đã phát hành phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ chứng từ điện tử mới nhất, cùng với nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Cung cấp bộ hồ sơ đăng ký mẫu theo Thông tư 78, đơn vị sử dụng mẫu này nộp đăng ký với Cơ quan thuế.
  • Đáp ứng thiết lập mẫu, lập và ký điện tử mẫu chứng từ khấu trừ theo Nghị định 123, Thông tư 78.
  • Xử lý các chứng từ đã lập khi có sai sót.
  • Lập và nộp bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử gửi Cơ quan thuế.
Giao diện module “Chứng từ khấu trừ thuế” trên phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN

Video giới thiệu phần mềm MISA Amis Thuế TNCN

Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu tư vấn miễn phí về phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN, hãy nhanh tay đăng ký tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất: