Home Kiến thức Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice đã đáp ứng đầy...

Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice đã đáp ứng đầy đủ các quy định về HĐĐT theo Nghị định 123, Thông tư 78 mới nhất

40219
misa-meinvoice-da-dap-ung-nghi-dinh-123-thong-tu-78

Trong bối cảnh các doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân cả nước đang quan tâm về vấn đề chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CPThông tư 78/2021/TT-BTC, phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice đã đáp ứng đầy đủ các quy định về hóa đơn điện tử theo luật mới nhất được ban hành và hỗ trợ chuyển đổi HĐĐT miễn phí

1. Một số điểm lưu ý về việc sử dụng HĐĐT theo Nghị định 123 và Thông tư 78

Ngày 17/9/2021 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ, trong đó quy định một số nội dung đáng chú ý như sau:

1.1 Lộ trình chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử bắt buộc

Tại Khoản 1 Điều 11 về hiệu lực thi hành của Thông tư 78/2021/TT-BTC có nêu:

“Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này và của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trước ngày 01 tháng 7 năm 2022”

Tiếp theo đó, dựa trên quyết định số 1417/QĐ-TCT ngày 27/9/202của Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính đã ban hành kế hoạch triển khai hóa đơn điện tử theo lộ trình 2 giai đoạn và đẩy mạnh triển khai tại 6 tỉnh trong giai đoạn đầu tiên:

  • Giai đoạn 1: Từ tháng 11/2021 đến hết tháng 03/2022 – Bắt buộc triển khai áp dụng HĐĐT đối với 6 tỉnh/thành phố gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ và Bình Định.
  • Giai đoạn 2: Từ tháng 04/2022 đến tháng 07/2022 – Triển khai áp dụng hóa đơn điện tử áp dụng trên phạm vi cả nước, cụ thể là đối với 57 tỉnh thành còn lại.

Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp/tổ chức chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử sớm để được hỗ trợ tốt nhất và mang đến nhiều lợi ích thiết thực:

  • Triển khai trước thời hạn để tránh bị “rối” khi hàng loạt các doanh nghiệp/tổ chức/hộ kinh doanh triển khai chuyển đổi cùng lúc
  • Được các nhà cung cấp giải pháp HĐĐT hỗ trợ tốt hơn, được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo về nghiệp vụ và các quy định, quy trình cần thiết để đảm bảo chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử nhanh chóng, dễ dàng, an toàn
  • Có thời gian chuẩn bị cũng như hoàn thiện cơ sở kỹ thuật hạ tầng, hệ thống có liên quan trong nội bộ
  • Đội ngũ nhân viên có đủ thời gian thích nghi, làm quen và thành thạo các nghiệp vụ khi sử dụng phần mềm.
  • Giảm thiểu rủi ro liên quan đến pháp luật, tránh gián đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

1.2 Quy định về tiêu chí đối với các đơn vị cung cấp giải pháp HĐĐT có mã và không mã

Theo quy định tại khoản 1, Điều 10 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, các đơn vị/tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế & không có mã cho người bán và người mua cần phải đạt các tiêu chí sau:

  • Về chủ thể: Là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin được thành lập theo pháp luật Việt Nam; Thông tin về dịch vụ hóa đơn điện tử được công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức;
  • Về nhân sự: Có tối thiểu 5 nhân sự trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin;
  • Về kỹ thuật: Có hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm đáp ứng yêu cầu:

– Cung cấp giải pháp khởi tạo, xử lý, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và hóa đơn điện tử không có mã cho người bán và người mua theo quy định của pháp luật

– Có giải pháp nhận, truyền dữ liệu hóa đơn điện tử với người sử dụng dịch vụ; giải pháp truyền, nhận dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế thông qua tổ chức nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử. Thông tin quá trình nhận, truyền dữ liệu phải được ghi nhật ký để phục vụ công tác đối soát;

– Có giải pháp sao lưu, khôi phục, bảo mật dữ liệu hóa đơn điện tử;

– Có tài liệu kết quả kiểm thử kỹ thuật thành công về giải pháp truyền nhận dữ liệu hóa đơn điện tử với tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử.

(Trích từ Văn bản Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP)

MISA (Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice) là một trong 18 đơn vị/tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định tại khoản 1, Điều 10 Thông tư số 78/2021/TT-BTC.

(Danh sách công bố chính thức của Tổng Cục Thuế xem tại đây)

1.3 Quy định về tiêu chí đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liệu HĐĐT

Tại khoản 2, Điều 10 Thông tư số 78/2021/TT-BTC về tiêu chí đối với các đơn vị/tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử có nêu:

  • Về chủ thể: Là tổ chức được thành lập theo Pháp luật Việt Nam, có tối thiểu 5 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin; Thông tin về dịch vụ hóa đơn điện tử được công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức
  • Về tài chính: Có ký quỹ hoặc được cam kết bảo lãnh của một tổ chức tín dụng/ngân hàng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị không dưới 5 tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ;
  • Về nhân sự: Có tối thiểu 20 nhân sự trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin;
  • Về kỹ thuật: Có hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ thông tin hệ thống phần mềm đáp ứng yêu cầu:

– Cung cấp giải pháp khởi tạo, xử lý, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về HĐĐT và pháp luật khác có liên quan;

– Có giải pháp kết nối, nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và không có mã cho người bán và người mua; giải pháp kết nối nhận truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế;

– Hệ thống hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ dịch vụ hóa đơn điện tử được vận hành trên môi trường trung tâm dữ liệu chính và trung tâm dữ liệu dự phòng;

– Hệ thống có khả năng phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn các truy cập không hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng để đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia;

– Có hệ thống sao lưu, khôi phục, dữ liệu

– Kết nối với Tổng Cục Thuế

MISA (Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice) là đơn vị nằm trong top đầu được công bố đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định tại khoản 2, Điều 10 Thông tư số 78/2021/TT-BTC và thành công ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với Tổng Cục Thuế.

(Danh sách công bố chính thức của Tổng Cục Thuế xem tại đây)

1.4 Các bước doanh nghiệp cần thực hiện để chuyển đổi sử dụng HĐĐT theo Nghị định 123, Thông tư 78

Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đăng ký chuyển đổi hóa đơn điện tử MIỄN PHÍ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Doanh nghiệp thực hiện thao tác đăng ký/nhận kết quả trực tiếp ngay trên phần mềm MISA meinvoice (áp dụng với tất cả đối tượng sử dụng HĐĐT có mã hoặc không mã).

1.5 Doanh nghiệp không cần lập thông báo phát hành mẫu hóa đơn 

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, quy trình đăng ký, sử dụng hóa đơn, chứng từ có phần đơn giản hơn so với các Nghị định và điều luật trước đây.

Cơ quan thuế không quản lý chi tiết mẫu hóa đơn, chứng từ, số lượng hóa đơn sử dụng theo từng đợt thông báo phát hành mà quản lý thông qua việc truyền nhận dữ liệu định dạng xml (Quyết định 1450/QĐ-TCT).

Do đó, doanh nghiệp/tổ chức có thể thiết lập mẫu hóa đơn giản, theo nhu cầu sử dụng của mình mà không cần lập thông báo phát hành với cơ quan Thuế.

>> Xem thêm: Mẫu hóa đơn được khuyến nghị sử dụng khi triển khai HĐĐT theo Nghị định 123

2. Ý nghĩa trong việc chuyển đổi quản lý sử dụng hóa đơn theo Nghị định 123, Thông tư 78

  • Đối với doanh nghiệp/tổ chức: Việc chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử giúp giảm chi phí so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí in ấn, giấy in, chuyển phát, lưu trữ…). Bên cạnh đó, hóa đơn điện tử còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế và khắc phục các rủi ro làm thất lạc, cháy, hỏng hóa đơn như khi sử dụng hóa đơn giấy.
  • Đối với cơ quan thuế và cơ quan khác của Nhà nước: Việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp cơ quan thuế xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về hóa đơn; không tốn nhiều chi phí cũng như thời gian để đối chiếu hóa đơn. Từ đó ngăn chặn kịp thời tình trạng gian lận thuế, trốn thuế.
  • Góp phần tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, giúp việc triển khai thương mại điện tử được hoàn thiện hơn và bảo vệ môi trường bởi đã hạn chế đáng kể việc sử dụng giấy in hóa đơn.

>> Xem thêm: Tổng hợp quy định hóa đơn điện tử theo Thông tư 78, Nghị định 123 & 119 mới nhất

3. MISA meInvoice đã đáp ứng đầy đủ quy định hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78

  • MISA là đơn vị đầu tiên được Tổng Cục Thuế xác thực tham gia đánh giá triển khai và phối hợp dữ liệu HĐĐT
  • MISA là một trong 20 đơn vị đầu tiên được Tổng Cục Thuế  lựa chọn đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại khoản 2, Điều 10 Thông tư số 78/2021/TT-BTC trong số các tổ chức/đơn vị cung cấp và tiến hành đánh giá hồ sơ & kiểm thử kết nối kỹ thuật, hệ thống hạ tầng triển khai áp dụng HĐĐT của các đơn vị
  • Phần mềm MISA meInvoice (Công Ty CP MISA) là đơn vị đứng top đầu danh sách các nhà cung cấp hóa đơn điện tử được Tổng Cục Thuế xác thực và tin tưởng lựa chọn đáp ứng về mặt hồ sơ đề nghị ký hợp đồng của các tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu HĐĐT

misa meinvoice được tổng cục thuế xác thực

  • MISA là một trong 8 đơn vị đầu tiên kết nối thành công với cơ quan Thuế để cung cấp dịch vụ kết nối nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử sau khi xuất sắc vượt qua đánh giá hồ sơ và kết nối kỹ thuật, kiểm thử kết nối kỹ thuật, hạ tầng triển khai áp dụng HĐĐT.

>> Xem thêm: MISA meInvoice kết nối thành công truyền nhận hóa đơn điện tử với Tổng Cục Thuế

  • MISA là một trong 18 đơn vị đầu tiên thành công ký hợp đồng cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có mã và không mã (đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định tại khoản 1, Điều 10 Thông tư số 78/2021/TT-BTC)
  • Cho đến nay, phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice đã và đang cung cấp dịch vụ HĐĐT cho hơn 120,000 khách hàng – đứng top đầu về số lượng khách hàng tin tưởng sử dụng
  • MISA đã hoàn tất nâng cấp các tính năng và nghiệp vụ của phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice để đáp ứng đầy đủ quy định về HĐĐT tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Thông tư số 78/2021/TT-BTC. Theo đó, MISA meInvoice hỗ trợ doanh nghiệp:

– Hỗ trợ chuyển đổi HĐĐT MIỄN PHÍ với thủ tục vô cùng đơn giản, nhanh chóng và có thể thực hiện/nhận kết quả trực tiếp trên phần mềm: Sau khi tạo/sửa đổi thông tin hồ sơ sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu có sẵn trên MISA meInvoice, doanh nghiệp có thể thực hiện bước Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã/không mã. Phần mềm sẽ trả về mẫu tờ khai đăng ký thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử và tờ khai sẽ được gửi trực tiếp lên cơ quan Thuế và được tiếp nhận/phản hồi trong vòng 1 ngày kể từ thời điểm gửi.

Thiết lập mẫu hóa đơn đơn giản hơn theo nhu cầu với thư viện mẫu hóa đơn phong phú, phù hợp mọi ngành nghề và đầy đủ thông tin theo quy định của CQT: Doanh nghiệp có thể lựa chọn và khởi tạo mẫu hóa đơn có mã/không mã ngay trên phần mềm meInvoice. Trên mẫu hóa đơn sẽ thể hiện phần ký hiệu và mã cơ quan Thuế theo đúng quy định đối với hóa đơn có mã/không mã theo Nghị định 123.

– Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice hỗ trợ người dùng chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan Thuế đối với tất cả đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã hay không mã

Các nghiệp vụ xử lý sai sót hóa đơn: Lập thông báo sai sót cho CQT, hủy hóa đơn sai, lập và phát hành hóa đơn thay thế/điều chỉnh

– Tự động tổng hợp bảng báo cáo dữ liệu hóa đơn gửi cơ quan Thuế theo ngày/tháng/quý…

MISA meInvoice đã vượt qua quá trình thẩm định, xét duyệt khắt khe nhất và được Tổng Cục Thuế lựa chọn là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử; đồng thời được trang bị các tính năng và nghiệp vụ để đáp ứng đầy đủ các quy định về HĐĐT theo Thông tư 78/2021/TT-BTC. Đây vừa là vinh dự, vừa là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của người MISA trong hành trình nghiên cứu và phát triển những sản phẩm tiện ích để đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt

Là một sản phẩm nổi bật nằm trong hệ sinh thái các phần mềm/giải pháp công nghệ của MISA, phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice được hàng trăm nghìn doanh nghiệp tin dùng, khẳng định sự ưu việt bằng tính năng tiện ích, chất lượng dịch vụ và uy tín của mình.

Doanh nghiệp quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại đây:
Dùng thử hóa đơn điện tử

>>> Xem thêm nội dung liên quan:

>> Hướng dẫn chuyển đổi HĐĐT theo Nghị định 123, Thông tư 78 (sau ngày 21/11/2021)
>> Cách xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng sử dụng HĐĐT có mã hay không mã theo Thông tư 78 & Nghị định 123
>> [UPDATE] 6 điểm mới nhất tại Thông tư số 78/2021/TT-BTC hóa đơn điện tử