Home Kiến thức Thời hạn nộp báo cáo tài chính 2023 và các hồ sơ...

Thời hạn nộp báo cáo tài chính 2023 và các hồ sơ cần chuẩn bị

33204
hồ sơ báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là bản báo cáo tóm tắt tốt nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả và thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy thời hạn nộp báo cáo tài chính là khi nào? Gồm những hồ sơ gì? Mời bạn tham khảo các thông tin liên quan trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.

1. Báo cáo tài chính gồm những hồ sơ nào?

hồ sơ báo cáo tài chính

Căn cứ theo quy định tại Điều 16, Thông tư 151/2014/TT-BTC, hồ sơ để nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ bao gồm: Báo cáo tài chính năm; Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân; Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể là:

1. Báo cáo tài chính năm Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, báo cáo tài chính năm sẽ gồm các loại báo cáo khác nhau, cụ thể:

– Đối với doanh nghiệp lớn, cần chuẩn bị báo cáo tài chính năm theo quy định tại Thông tư 200 gồm:

  • Bảng cân đối kế toán.
  • Báo cáo kết quả kinh doanh.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.

– Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần chuẩn bị báo cáo tài chính năm theo quy định tại Thông tư 133 gồm:

  • Báo cáo tình hình tài chính.
  • Báo cáo kết quả kinh doanh.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.
2. Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân sử dụng mẫu 05/QTT-TNCN. Trường hợp trong năm doanh nghiệp không trả lương cho bất kỳ nhân viên nào hoặc không có nhân viên thì không phải nộp tờ khai này.
3. Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp Để quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mẫu 03/TNDN trên phần mềm HTKK, kèm theo một số Phụ lục:
  • Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: Mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.
  • Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN.
  • Các Phụ lục ưu đãi về thuế TNDN.
  • Phụ lục về thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
  • Phụ lục về thông tin giao dịch liên kết theo mẫu 03-7/TNDN (nếu có).

2. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Căn cứ theo Điều 109, Thông tư 200/2014/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định tương ứng cho 02 loại hình doanh nghiệp như sau:

2.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước

– Báo cáo tài chính quý:

  • Đơn vị kế toán: Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.
  • Công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

– Báo cáo tài chính năm

  • Đơn vị kế toán: Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  • Công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước: Nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

2.2. Đối với doanh nghiệp không thuộc Nhà nước

– Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Thời hạn nộp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.

– Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Lập và nộp báo cáo tài chính theo đúng quy định về thời hạn nộp là nghĩa vụ của các doanh nghiệp nói chung và bộ phận kế toán nói riêng. Hiện nay, với sự trợ giúp của phần mềm kế toán có nhiều tính năng ưu việt như phần mềm kế toán online MISA AMIS, kế toán doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được những nỗi khó khăn, vất vả khi lập báo cáo tài chính. Cụ thể như sau:
+ Phần mềm đáp ứng đầy đủ hệ thống các báo cáo theo quy định của nhà nước (đối với đơn vị doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 và thông tư 133) và tự động tổng hợp số liệu, lên báo cáo tài chính giúp kế toán làm đúng theo quy định.
+ Phần mềm cũng tự động kiểm tra các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính phát hiện kịp thời sai lệch giúp kế toán hạn chế sai sót.
+ Phần mềm cho phép kế toán nộp trực tiếp báo cáo tài chính ngay trên phần mềm qua hệ thống nộp báo cáo thuế MTAX.VN giúp tiết kiệm đánh kể thời gian.

>> TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ 15 NGÀY  – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

3. Doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nào?

cơ quan nộp báo cáo tài chính

– Đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).

  • Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm).
  • Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp Báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

– Các doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

– Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.

– Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.

Lưu ý: Bạn có thể tìm hiểu thêm những thông tin cần biết về kiểm toán trong bài viết xem thêm dưới đây.

Xem thêm: [Mới] Kiểm toán là gì? Những công việc mà kiểm toán viên phải làm

– Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

– Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan nơi doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính theo quy định trên, doanh nghiệp còn phải nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

– Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến thời hạn nộp báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: